Digital Marketing là gì? Trong Marketing ngày nay thì Digital Marketing là một phần quan trọng không thể thiếu, khác với mô hình Marketing truyền thống thì Digital Marketing sẽ quan tâm sâu hơn về trải nghiệm khách hàng về sản phẩm, dịch vụ,… Vậy trong Digital Marketing bao gồm những gì thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là một hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh thương hiệu thông qua một hoặc nhiều phương tiện truyền thông điện tử. Đây là một phần nhỏ trong các phương thức ứng dụng Marketing. Đi theo xu hướng của công nghệ, Marketing dần trở nên không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Hình thức này giúp quảng bá thương hiệu và sản phẩm nhằm tăng nhận thức, độ nhận diện sản phẩm của thương hiệu, kích thích hành vi mua hàng dựa trên nền tảng internet và các thiết bị số.
Digital Marketing bao gồm những gì?
Digital Marketing bao gồm 2 kênh chính là Digital Online Marketing và Digital Offline Marketing.
1. Digital Online Marketing
SEM – Search Engine Marketing
Đây là một hình thức, công cụ tìm kiếm trong Marketing tăng khả năng hiển thị của web trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm thông qua tối ưu hóa và quảng cáo.
SEM bao gồm SEO và PPC
- SEO: là hình thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tăng thứ hạng cho website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm trên Google. Các phương pháp tối ưu website thông qua thiết kế và nội dung, xây dựng các backlink, tăng độ tuy tín cho website,… nếu như bạn nắm rõ được những kỹ thuật về SEO thì hình thức này sẽ hoàn toàn không mất phí.
- PPC là hình thức quảng cáo trả phí trên Google cho phép website của bạn được xuất hiện ở vị trí nổi bật trong trang kết quả tìm kiếm mỗi khi có khách hàng thực hiện truy vấn. Mỗi lượt kích sẽ tính phí cho nhà quảng cáo nên hình thức quảng cáo này tốn khá nhiều chi phí duy trì trong thời gian dài.
Content Marketing
Hình thức quảng bá này thu hút và tạo sự chú ý của khách hàng dựa vào nội dung. Content sẽ tập trung vào việc sáng tạo, xuất bản, phân phối nội dung cho người dùng trực tuyến. Ngoài hướng đến các khách hàng tiềm năng thì chúng còn hướng đến mở rộng cơ sở khách hàng, tăng doanh số bán hàng,…
Hiện nay nhu cầu tìm hiểu thông tin đem lại giá trị có thể giải quyết được vấn đề là xu hướng được người dùng quan tâm. Nắm bắt được yếu tố này, content marketing đã ra đời tạo ra những nội dung liên quan đến những gì bạn bán và kết nối với những nhu cầu khách hàng tìm kiếm. Điều này giúp cho thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến hơn, tăng độ tin tưởng cho thương hiệu của mình.
Social Media Marketing
Social Media Marketing là nền tảng phương tiện truyền thông xã hội, thông qua chúng để tiếp cận đến khách hàng tiềm năng. Một số kênh truyền thông phổ biến như Facebook, Youtube, Linkedin, Tiktok, Google,…
Mỗi nền tảng mạng xã hội sẽ có những đặc điểm riêng của mình, nhưng mục đích chung của chúng vẫn nhằm phát triển thương hiệu, tạo ra sự tương tác với người dùng, thúc đẩy mua hàng thông qua các kênh mạng xã hội.
Social Media Marketing là xu hướng vô cùng phổ biến hiện nay, người dùng sử dụng trang mạng xã hội ngày càng tăng đột biến.
Email Marketing
Giống như tên gọi của chúng, Email Marketing là hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua email. Hình thức này tiếp cận trực tiếp đến tệp khách hàng cụ thể bằng các thông tin có ích, các chương trình khuyến mãi, quà tặng tri ân khách hàng.
Affiliate Marketing
Đây là hình thức marketing liên kết, các nhà cung cấp thông qua các kênh quảng bá của đối tác kiếm tiền bằng blog, website, fanpage,… dựa vào các đối tác này để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng tiềm năng. Nhà cung cấp sẽ trả tiền hoa hồng cho bên đối tác khi có khách mua hàng.
Affiliate Marketing dựa trên mô hình tính phí quản cáo CPA. Đây là một phương pháp kiếm tiền online phổ biến trên mạng hiện nay.
2. Digital Offline Marketing
Enhanced Offline Marketing
Enhanced Offline Marketing là hình thức quảng cáo ngoại tuyến được hỗ trợ đắc lực từ các thiết bị điện tử. Với 3 loại hình phổ biến là trình diễn sản phẩm kỹ thuật số, bảng quảng cáo điện tử trên màn hình LED, mẫu sản phẩm số.
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các hình thức này tại các siêu thị, bệnh viện,…
Radio Marketing
Hình thức này hiện nay đã không còn được dùng phổ biến, tuy nhiên nhiều năm về trước hình thức này đã rất phổ biến và cho lại hiệu quả cao nhất lúc bấy giờ. Sau khi Tivi ngày càng tiên tiến thì hình thức này đã không còn phổ biến. Radio Marketing có hai loại là hiển thị tài trợ (show sponsoring) và quảng cáo trên đài ( radio commercials)
Television Marketing
Hình thức quảng bá này hiệu quả nhưng cũng rất tốn kém. Đa phần người dùng đều ngày nay đều xem truyền hình nhiều giờ mỗi ngày, nên hình thức này rất rộng rãi từ thành thị đến nông thôn.
Nhưng vì chi phí quá cao nên hầu hết chỉ những doanh nghiệp lớn mới sử dụng loại hình này để quảng bá. Television Marketing có hai loại là tài trợ chương trình (Sponsoring the program) và quảng cáo truyền hình ( TV commercials)
Phone Marketing
Là hình thức quảng bá phổ biến thông qua điện thoại, gồm 3 loại phổ biến là: QR code, Cold Calling, Marketing qua dạng tin nhắn, văn bản,…
Ưu điểm của Digital Marketing
Sự thuận tiện
Digital Marketing có thể phục vụ khách hàng 24/7 không nghỉ ngơi, bất cứ thời gian nào trong ngày mà có thể trả lời ngay. Ngay cả những ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật cũng không còn có mối lo lắng khi có khách hàng muốn liên hệ mua hàng.
Digital Marketing thuận tiện cho khách hàng khi có thể đặt hàng trực tuyến, tìm thấy cửa hàng, thông tin sản phẩm, thương hiệu bất cứ khi nào ở đâu. Doanh nghiệp có thể dễ dàng định hình nhu cầu khách hàng theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vùng miền, sở thích, thói quen mua sắm,…
Khả năng tiếp cận khách hàng
Digital Marketing có thể tiếp cận đến các đối tượng, không phân biệt về khoảng cách địa lý dù ở các quốc gia hay các tỉnh thành khác nhau. Điều này giúp cho thương hiệu của bạn có thể mở rộng được thị trường mục tiêu, không cần xây dựng các mạng lưới kênh phân phối ở các quốc gia khác nhau.
Tiết kiệm chi phí
So với các hình thức Marketing truyền thống trước đây, Digital Marketing giúp tiết kiệm được nhiều phần chi phí hơn hẳn. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoản chi phí thuê mặt bằng, bảo trì, biển hiệu, tờ rơi, thư tín,…Không cần tốn quá nhiều chi phí vào để truyền tải thông điệp, sản phẩm, thương hiệu đến với khách hàng. Không thể loại trừ khả năng hướng đến những tệp khách hàng có tiềm năng và nhu cầu.
Nhưng với Digital Marketing thì các chi phí sử dụng trong Marketing được giảm bớt đáng kể, mà lượng khách hàng còn có thể tiếp cận đến bằng hoặc có thể nhiều hơn trong một thời gian ngắn so với Marketing truyền thống.
Cá nhân hóa
Điểm mạnh nhất tạo nên sự khác biệt cho Digital Marketing là cá nhân hóa. Các thiết bị điện tử lưu trữ thông tin khách hàng thông qua các việc nhập liệu và kết quả trong các cuộc chiến dịch quảng cáo sau đó phân tích các dữ liệu để đưa ra nhận xét và hình dung được hành vi của những khách hàng tiềm năng.
Cá nhân hóa thông tin liên hệ sẽ được tạo cho từng khách hàng dựa vào lịch sử mua hàng, sở thích, giỏ hàng,… thông qua các trang web và các sản phẩm mà khách hàng đã từng truy cập để làm rõ mối quan tâm của khách hàng.
Xây dựng mối quan hệ
Sau khi tiếp cận được với khách hàng và có những bước đầu như trao đổi, giao dịch thì việc xây dựng quan hệ với khách hàng để gia tăng mức độ giữ chân khách trở nên rút ngắn hơn.
Bạn có thể dựa trên thông tin khách hàng như email, số điện thoại,… để xác nhận giao dịch, gửi lời cảm ơn. Sau dần thường xuyên gửi những sản phẩm, gợi ý mua hàng hấp dẫn hay những chương trình khuyến mãi, ưu đãi,…
Cộng đồng
Digital Marketing là hình thức quảng bá tận dụng tuyệt đối lợi thế và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của mạng xã hội.
Tăng độ linh hoạt
Doanh nghiệp có thể theo dõi được tiến độ, hiệu quả thông qua các số liệu thống kế, điều chỉnh, thực thi linh hoạt. Giúp doanh nghiệp đánh giá được sự quan tâm của khách hàng về sản phẩm và thương hiệu của mình, đo lường hướng đi của khách hàng,…
Các công cụ hỗ trợ Digital Marketing
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu về Digital Marketing là gì? Nhưng để vận hành tốt chúng vẫn luôn có những công cụ đi kèm như sau
1. Công cụ hỗ trợ phân tích thị trường
Mỗi bước đi của một doanh nghiệp đều phải nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh rất kỹ. Để giai đoạn này có thể chính xác và nhanh chóng hơn, các công cụ hỗ trợ phân tích là không thể thiếu.
Công cụ phân tích và xếp hạng Traffic của website:
Traffic là một thuật ngữ trong SEO mô tả lượt người dùng truy cập và hoạt động trên 1 website. Công cụ này cho phép người dùng xem được tình trạng Traffic của website và đến từ nguồn nào. Một số công cụ bạn có tham khảo
- 1pagerank
- Alexa
- Similarweb
- TrafficEstimate
Công cụ nghiên cứu quảng cáo Display:
Doanh nghiệp có thể dựa vào công cụ này để nghiên cứu xem thương hiệu đang chạy quảng cáo trên các kênh quảng cáo Dispkay Ad Netwwork,… để nắm được thị trường và tình hình đối thủ. Ở Việt Nam một số công cụ dùng phổ biến phải kể đến như:
- iTracker
- What Runs Where TRIAL
- Moat
- …
Công cụ nghiên cứu quảng cáo Paid Search:
Với tính năng tra cứu các thương hiệu được chạy quảng cáo cho các từ kháo nào trên bộ máy tìm kiếm, nội dung quảng cáo, hiệu quả ra sao,… Một số công cụ tham khảo:
- iSpionage
- KeywordSpy
- SpyFu
- The Search Monitor
- …
Công cụ nghiên cứu quảng cáo trên Facebook:
Mạng xã hội Facebook chắc hẳn đã không còn xa lạ, với độ phổ biến lan rộng hàng tháng có đến 2,8 tỷ người sử dụng. Với thị trường đầy tiềm năng này, Facebook dần trở thành mạng xã hội đứng đầu về lượt người dùng. Từ đấy các chương trình quảng cáo từ Facebook cũng đa dạng hơn. Dưới đây là một số các công cụ được sử dụng để biết các thương hiệu đang chạy quảng cáo gì trên Facebook từ nội dung cho đến số liệu của các quảng cáo:
- Social Bakers
- Social Ad
- Ninja
- Data Rank
2. Các công cụ hỗ trợ theo dõi và quản lý Social
Mạng xã hội là nơi tương tác và quảng cáo hiệu quả với khách hàng với muôn vàn nền tảng mạng xã hội khác nhau. Để dễ dàng quản lý hết những nền tảng ấy nhiều công cụ hỗ trợ đã ra đời giúp bạn quản lý Social dễ dàng hơn.
Công cụ quản lý mạng xã hội: khi sử dụng các công cụ này bạn có thể quản lý cùng lúc nhiều tải khoản mạng xã hội. Lên lịch những nội dung cần đăng tải hay quản lý những nội dung và giao tiếp đối với người theo dõi trên giao diện trực quan. Một số công cụ được sử dụng phổ biến là:
- Buffer
- Hootsuite
- SproutSocial
Công cụ theo dõi mạng xã hội:
Kiểm soát được các nguồn thông tin của doanh nghiệp mình được phổ biến, nhắc đến tại những trang mạng xã hội nào, những đánh giá báo gồm tích cực và tiêu cực. Doanh nghiệp sẽ dựa trên những thông tin này để phân tích, đánh giá sâu hơn về hành vi người dùng. Các công cụ được sử dụng thường xuyên như:
- BuzzMetrics
- Google Alerts
- YouNet
- Boomerang
3. Công cụ đo lường và phân tích A/B testing
Các công cụ này giúp các doanh nghiệp đo lường và phân tích trafficc vào website, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Từ đó có thể dễ dàng tối ưu hóa được các chiến lược, đẩy ra các chiến lược tốt nhất. Bạn có thể tham khảo qua các công cụ phân tích sau:
- Google Analytics
- Piwik FREE
- Clicky TRIAL
- KISSmetrics TRIAL
- Mixpanel TRIAL
- Appsflyer PREMIUM.
4. Công cụ hỗ trợ cải thiện website
Website là nơi cung cấp đầy đủ thông tin, là nơi trưng bày các sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp. Để website được khách hàng biết đến thì chúng phải luôn không ngừng cải thiện. Làm được điều này cần đến các công cụ hỗ trợ vô cùng cần thiết như dưới đây:
- Validator FREE: giúp tìm ra các lỗi về Javascript, HTML/CSS của website để kịp thời giải quyết.
- Google Pagespeed Insights FREE: Đo đạc, đánh giá tốc độ tải của trang web trên thang điểm 100, đưa ra phân tích góp ý để cải thiện tốc độ web.
- Structured Data Testing Tool FREE: công cụ kiểm tra website đã gắn các markup nào.
- Google Mobile Friendly FREE: kiểm tra website có tương thích với thiết bị mobile không, hướng dẫn cải thiện để website di động thân thiện hơn với các bộ máy tìm kiếm.
- Google Tag Manager FREE: giúp quản lý code, tag trên một giao diện duy nhất, cải thiện tốc độ web và độ ổn định, trải nghiệm người dùng.
- W3Techs.com FREE: kiểm tra mặt kỹ thuật cho website từ các thông tin hosting, framework, CMS, code, plugin,…
Ngoài các công cụ trên còn có vô số các công cụ khác nữa giúp ích cho Digital Marketing, trên đây là một số công cụ phổ biến hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Và bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn một phần về Digital Marketing là gì?
>>> Xem thêm: Digital content là gì? Mô hình Digital content